Top 11 # Xem Nhiều Nhất Yêu Cầu Của Đánh Giá Rủi Ro Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Phuntanbotthammynammodel.com

Đánh Giá Mức Độ Rủi Ro Của Doanh Nghiệp

Sau khi đã xác định các hoạt động chủ chốt của DN, bước tiếp theo là đánh giá mức độ rủi ro mà DN có thể gặp trong tình huống thiên tai. Kiểm tra lại những nguy cơ về thiên tai đối với từng địa phương.

Đánh giá rủi ro là một bước quan trọng trước khi xây dựng kế hoạch quản lý thiên tai.

Trong tình huống bão lũ, DN cần đặt ra các giả thuyết, ví dụ:

Nhà xưởng, kho bãi có nguy cơ bị thiệt hại không

Các vật dụng, đồ dùng có nguy cơ bị mất hay hỏng không

Hệ thống thiết bị (máy móc văn phòng, máy tính)

Tính mạng của nhân viên (đang làm việc tại DN hoặc đang ở nhà, trên đường đến/về).

Có thể dùng bảng đánh giá sau để đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp:

Khả năng có thể xảy ra (đối với từng loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn công ty hoạt động)

Ảnh hưởng về con người (bị thương, chết hoặc mất tích), ảnh hưởng về tài sản (hư hại về cơ sở vật chất, tòa nhà và các thiết bị bên trong)

Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh (chi phí để phục hồi, sửa chữa cơ sở vật chất + mất lợi nhuận do gián đoạn kinh doanh + chi phí cố định)

Nguồn lực bên trong là những nguồn lực mà doanh nghiệp có thể có ngay lập tức trong tình huống khẩn cấp hoặc khi hoạt động kinh doanh bị gián đoạn thì có thể nguồn bổ sung ngay (ví dụ người được phân công quản lý trong tình huống khẩn cấp, thiết bị phòng cháy chữa cháy tại chỗ, máy phát điện dự phòng của doanh nghiệp ….)

Nguồn lực từ bên ngoài là những nguồn lực có sẵn khi doanh nghiệp yêu cầu hay có hợp đồng cung cấp (ví dụ yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp từ các cơ quan khác ở địa phương, dịch vụ y tế, bệnh viện, cung cấp dịch vụ điện, nước ….) Những nguồn lực này xếp hạng từ 1 đến 5 (5 là yếu nhất – 1 là mạnh nhất)

Hãy tiến hành đánh giá từng loại rủi ro thiên tai và đánh giá hết các yếu tố của từng loại hình. Cuối cùng cộng lại, nếu tổng số điểm càng cao thì nghĩa là mức độ tổn thương của doanh nghiệp càng cao khi có thiên tai xảy ra.

Dựa vào đánh giá trên, có thể đưa ra thứ tự ưu tiên và các giải pháp ứng phó mà doanh nghiệp nên tập trung giải quyết tùy vào điệu kiện và nguồn lực của mình.

Đánh Giá Rủi Ro Của Các Sự Cố Môi Trường

Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có thể, xây dựng những biện pháp kiểm soát để thực thi công việc một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất nhằm hạn chế đến mức tối đa các sự cố có thể xảy ra cho con người, hư hại về tài sản, thiết bị và tổn thương môi trường. Bản chất của việc đánh giá rủi ro là công việc phân tích, thu thập thông tin, thử nghiệm và trả lời các câu hỏi: có tồn tại các mối nguy hiểm hay không? Nếu có xảy ra thì nguyên nhân là gì? Xác suất xảy ra điều đó là bao nhiêu? Và nếu có xảy ra sự cố thì thiệt hại (tác động) sẽ là gì? Để ngăn ngừa rủi ro, hạn chế khả năng xảy ra rủi ro thì cần phải làm gì? Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố và hạn chế hậu quả xảy ra ở mức thấp nhất? Trả lời những câu hỏi trên là công việc đi giải các bài toán logic. Từ việc giải quyết, dự kiến các sự cố gì có thể xảy ra đến việc xem xét, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự cố, tính toán xác suất có thể xảy ra và hậu quả của sự cố có thể gây ra. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch nhằm ứng phó với sự cố có thể xảy ra. Thứ nhất, dự kiến các sự cố môi trường gì có thể xảy ra hay nói cách khác là nhận biết các nguy cơ. Có bốn phương pháp cơ bản áp dụng để xác định, nhận biết các nguy cơ về sự cố môi trường.

Phương pháp liệt kê các nguy cơ (HC) là liệt kê dưới dạng một bảng vấn đề hay khu vực tại đó có tiềm ẩn các nguy cơ. Việc liệt kê có thể thực hiện ngay trong giai đoạn thiết kế hoặc có thể thực hiện trước quá trình hoạt động dự án. Phương pháp khảo sát nguy cơ (HS) là công việc khảo sát hoặc thống kê các nguy cơ có tính bản chất. Việc khảo sát này là đi tìm câu trả lời của một số câu hỏi và cho điểm một cách tương đối trên bảng. Số điểm xếp loại cuối cùng có thể coi là sự phân loại tương đối các nguy cơ liệt kê. Phương pháp HAZOP (Hazard And Operability Study) là phương pháp tự do đặt các giả thiết đối với các khiếm khuyết hay sự cố có thể xảy ra. Về bản chất thì đó là sự xác định những sai lệch có khả năng vượt ra ngoài những tiêu chuẩn hoạt động đủ mức an toàn thông thường và hậu quả của sự sai lệnh khỏi mức bình thường sẽ dẫn đến những trục trặc về mặt an toàn hay vận hành nào đó. HAZOP được dùng để xác định những hành động cần thiết trong việc xử lý với các trục trặc của hệ thống. Phương pháp cây sự kiện (hay cây sự cố) là phương pháp suy diễn để xác định cách thức mà từ nguy cơ có thể trở thành sự cố hoặc tai nạn thực. Phương pháp này bắt đầu bằng một tai nạn hoặc sự kiện cụ thể, từ đó phát triển những kịch bản có thể gây tai nạn trước khi xảy ra sự kiện hoặc sau khi xảy ra sự kiện. Bốn phương pháp này là bốn phương pháp cơ bản để nhận biết, dự đoán sự cố môi trường có thể xảy ra. Điều quan trọng trong quản trị rủi ro là phải phát triển được các kịch bản (scenario). Kịch bản rủi ro là mô tả một kết quả kết hợp giữa các hậu quả theo thời gian và hành động dẫn đến hậu quả không mong muốn. Cần thiết phải xây dựng các kịch bản khác nhau, các hướng xảy ra các sự cố. Trên cơ sở đó xây dựng các kế hoạch ứng phó với các kịch bản đã xây dựng (ngăn ngừa sự cố, xử lý sự cố nếu diễn ra, quan trắc sau sự cố). Với mỗi kịch bản sự cố môi trường phát triển cần thiết phải tính toán sơ bộ chi phí/lợi ích khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo kế hoạch xây dựng. Sự phát triển các kịch bản này cần xác định đúng bản chất sự kiện nguồn cũng như xác định một cách cụ thể và hầu hết các điều kiện khác.

Theo khoản 3, Điều 6, Luật Phòng chống thiên tai 2013 quy định Công an nhân dân là một trong những lực lượng chủ công trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, có nhiệm vụ phòng chống thiên tai. Theo đó, Văn phòng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn – Bộ Công an được thành lập tại Quyết định số 2118/QĐ-BCA-H41 ngày 20 tháng 6 năm 2011 là cơ quan chuyên trách trong tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác , phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Công an các đơn vị, địa phương; hướng dẫn Công an các đơn vị địa phương xây dựng phương án phòng chống thiên tai, bão lũ; hoàn thành việc tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực công tác ngành Công an. Đặc thù của sự cố môi trường là có thể xảy ra bất ngờ chính vì vậy cần chủ động hạn chế và giảm thiểu tác hại của sự cố, hay nói cách khác công tác phòng ngừa là vô cùng quan trọng, cần được ưu tiên hàng đầu. Đối với các khu vực, cơ quan, nơi tiềm ẩn nguy cơ sự cố môi trường thì công tác phòng ngừa cần thiết phải triển khai các hoạt động sau: Một là, điều tra, thống kê về các nguồn, nguy cơ gây sự cố môi trường tại các cơ sở, lập kế hoạch phòng ngừa và xây dựng phương án ứng phó. Hoạt động này có thể sử dụng 4 phương pháp đánh giá rủi ro: phương pháp liệt kê các nguy cơ; phương pháp khảo sát nguy cơ; phương pháp HAZOP; phương pháp cây sự kiện. Hai là, lắp đặt trang thiết bị dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường Ba là, đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường hoặc lực lượng kiêm nhiệm công tác này. Thường xuyên tham gia diễn tập ứng phó sự cố môi trường. Bốn là, tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn lao động, làm tốt công tác bảo quản nguyên nhiên liệu, hóa chất vật liệu nổ, hóa chất vật liệu nổ, các nguồn bức xạ và thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên. Năm là, có trách nhiệm thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường. Các hoạt động này thực hiện nhằm đảm bảo theo phương châm bốn tại chỗ “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ”. Khi xảy ra sự cố môi trường, công tác ứng phó của lực lượng cảnh sát cần chủ động kịp thời, nhanh chóng nhằm hạn chế, ngăn chặn sự lan truyền tác nhân nguy hiểm, kiểm soát tình hình, giảm tối đa thiệt hại về con người, tài sản và môi trường. Sau công tác ứng phó thì công tác khắc phục sự cố là bước tiếp theo nhằm giảm thiểu các tác động nguy hiểm của sự cố đối với con người, tài sản và nhanh chóng khôi phục lại môi trường, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Có thể bao gồm các hoạt động cơ bản sau: Một là, đánh giá nhanh thiệt hại, tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương, thống kê nhu cầu cứu trợ khẩn cấp, cung cấp lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu, bố trí nơi ở tạm. Hai là, hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng. Ba là, hỗ trợ nguồn lực để khôi phục lại cơ sở hạ tầng, nhà ở, các công trình nhà ở, cấp điện, cấp nước,… Bốn là, thu dọn, xử lý vệ sinh môi trường khu vực bị ảnh hưởng, triển khai áp dụng các giải pháp công nghệ phù hợp nhất cho xử lý ô nhiễm trước mắt và lâu dài. Năm là, đánh giá tổng hợp tình hình tác động môi trường, xây dựng kế hoạch khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Tất cả những vấn đề nêu trên đặt ra cho công tác phòng ngừa và ứng phó, khắc phục sự cố môi trường của lực lượng CAND một trách nhiệm lớn, một khối lượng công việc phức tạp đòi hỏi lực lượng chuyên trách có kiến thức chuyên môn cơ bản, có các giải pháp và phương án phòng ngừa, kế hoạch diễn tập, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường. Bên cạnh lực lượng địa phương tại chỗ, lực lượng cơ động sẵn sang chi viện và hỗ trợ cho người, khu vực xảy ra sự cố về người, phương tiện, giải pháp ứng phó và cũng là đầu mối cho sự phối hợp với các đơn vị trong toàn lực lượng Công an, với các đơn vị ngành ngoài, hình thành một mạng lưới phòng ngừa, cảnh báo và phối hợp ứng phó khắc phục với các loại sự cố môi trường.

Thiếu tá, TS. Chu Xuân Đức Thượng úy, Ths. Bùi Phương Thảo Khoa Cảnh sát môi trường – Học viện Cảnh sát nhân dân

Đánh Giá Rủi Ro Cháy Nổ

DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ RỦI RO & DỊCH VỤ AN TOÀN cháy nổ

Điều quan trọng là giảm nguy cơ hỏa hoạn để giữ an toàn cho mọi người tại nơi làm việc, bởi vì nó có thể cứu sống và là nghĩa vụ pháp lý của bạn. Điều này có thể được đảm bảo bằng cách hoàn thành đánh giá rủi ro hỏa hoạn.

Đánh giá rủi ro hỏa hoạn là tìm hiểu các rủi ro tiềm ẩn và cải thiện các biện pháp phòng ngừa an toàn hỏa hoạn của bạn để giữ an toàn cho nhân viên và du khách.

QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CHÁY NỔ & QUY ĐỊNH AN TOÀN

Việc đánh giá rủi ro hỏa hoạn nên được thực hiện trên tất cả các loại tòa nhà để đảm bảo tuân thủ với các quy định an toàn hỏa hoạn của nhà nước.

Trách nhiệm thuộc về người chịu trách nhiệm hoặc người có trách nhiệm đối với doanh nghiệp – có thể là người sử dụng lao động hoặc người tự làm chủ, người chịu trách nhiệm cho tất cả hoặc một phần của tòa nhà chỉ dành cho mục đích kinh doanh hoặc nhà thầu có mức độ kiểm soát trên cơ sở cho an toàn cuộc sống.

Trong khi nhận thức về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc đang tăng lên, quá nhiều tổ chức vẫn không nhận thức được nghĩa vụ lập pháp của họ – đó là lý do tại sao nhiều người chuyển sang một đối tác bên thứ ba như Bureau Veritas để hỗ trợ họ đạt được và duy trì sự tuân thủ.

ĐIỀU GÌ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁNH GIÁ RỦI RO RỦI RO?

Hệ thống an toàn phòng cháy chữa cháy được thiết kế để giúp bảo vệ người và tài sản. Điều cần thiết là phải có chính sách chữa cháy quản lý, được hỗ trợ bởi chương trình kiểm tra và bảo trì kỹ lưỡng, để giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa tổn thất về tính mạng hoặc tài sản trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra.

MỘT ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHÁY NỔ BAO GỒM:

Hệ thống phát hiện và cảnh báo cháy

Phương tiện thoát hiểm

Cung cấp thiết bị chữa cháy

Lập kế hoạch cho một trường hợp khẩn cấp và đào tạo

Các yếu tố nguy cơ hỏa hoạn và những người có nguy cơ

Bảo trì và thử nghiệm thiết bị an toàn phòng cháy chữa cháy

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHÁY NỔ LÀ GÌ?

Cải thiện an toàn trong các tòa nhà của bạn

Đạt được và duy trì việc tuân thủ các quy định an toàn về hỏa hoạn

Giảm nguy cơ kiện tụng

TẠI SAO LỰA CHỌN BUREAU VERITAS?

Đội ngũ chuyên gia an toàn phòng cháy chữa cháy trên 60 quốc gia có kinh nghiệm và trình độ cao

Các chuyên gia đáng tin cậy, thực hiện vượt quá 20.000 đánh giá rủi ro hỏa hoạn hàng năm trên hơn 6.000 tài sản

Chuyên môn toàn cầu, hỗ trợ địa phương

Truy cập đầy đủ các dịch vụ kiểm tra, đánh giá và chứng nhận từ các chuyên gia của Bureau Veritas

XEM THÊM CÁC DỊCH VỤ VỀ SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN TẠI NƠI LÀM VIỆC CỦA CHÚNG TÔI

Lợi Ích Của Việc Đánh Giá Rủi Ro An Ninh Là Gì?

Nếu bạn lo lắng về mức độ an ninh cho tài sản hay cơ sở của mình, bạn có thể thực hiện rất nhiều bước để đánh giá điều gì cần làm nhằm tăng cường sự an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là một người chuyên nghiệp, thật khó để biết những bước đó là gì. Đó là nội dung của công việc đánh giá rủi ro an ninh. Đánh giả rủi ro an ninh là một lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ ai muốn triển khai hoặc mở rộng hệ thống an ninh, vì nó mang đến cho bạn cơ hội học hỏi từ các chuyên gia.Hãy đọc phần bài viết bên dưới để khám phá lợi ích của việc sử dụng đánh giá rủi ro an ninh để giúp bạn tìm ra cách tốt nhất để cải thiện mức độ an ninh cho tài sản của bạn.

Ngăn chặn vi phạm an ninh Ngay cả khi bạn chưa bao giờ gặp vấn đề về an ninh, việc đánh giá rủi ro là một cách tuyệt vời để dự đoán khả năng của bạn sẽ có thể gặp một vấn đề an ninh trong tương lại hay không. Các chuyên gia sẽ xác định tất cả các rủi ro an ninh có thể xảy ra và giải quyết chúng cho phù hợp. Khi tất cả rủi ro của bạn đã được xử lý, bạn có cơ hội ngăn chặn mọi vi phạm an ninh trong tương lai.

Cải thiện hệ thống hiện tại của bạn Bạn có thể nghĩ rằng mình đang có một hệ thống an ninh tuyệt vời, nhưng thật khó để biết những khía cạnh nào cần được cải thiện. Các chuyên gia sẽ đến và làm việc với nhân viên của bạn để xác định các khu vực có vấn đề và những điểm yếu đang tồn tại. Sự hợp tác giữa nhân viên đánh giá rủi ro và của bạn sẽ dẫn đến một hệ thống an ninh hiệu quả hơn, bao quát nhiều hơn và giúp bảo vệ tòa nhà của bạn.

Xác định vị trí hệ thống CCTV lý tưởng Một trong những lợi ích của việc liên kết với các chuyên gia là khả năng xác định các điểm tốt nhất cho thiết bị giám sát của bạn. Họ sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích về vị trí thích hợp như đảm bảo camera đều được kín kẽ hay hiển thị, chúng được đặt ở vị trí tốt hơn và bao quát tất cả các điểm ra/vào. Các chuyên gia sẽ làm việc với nhân viên của bạn để xác định vị trí tốt nhất cho camera của bạn để tối đa hóa khả năng quan sát và mức độ phù hợp của hệ thống an ninh để cải thiện an ninh tổng thể của cơ sở.

Dấu hiệu Bạn đang cần phải thực hiện việc đánh giá rủi ro an ninh

Nếu bạn không có bất kỳ loại hệ thống an ninh nào tại chỗ, rõ ràng bạn sẽ thấy lợi ích rất rõ nét từ việc đánh giá. Tuy nhiên, nhiều người đã có hệ thống an ninh không nhận ra rằng họ vẫn có thể hưởng lợi từ việc đánh giá. Nếu bạn bị hình ảnh thiết bị bị lỗi/có hạt hoặc đang gặp khó khăn để xem lại dữ liệu trên hệ thống của bạn, một đánh giá có thể giúp bạn. Nếu bạn không thể biết khi nào hệ thống của bạn ngừng hoạt động, đó là một dấu hiệu cảnh báo quan trọng khác.

Nếu hệ thống báo động của bạn bị lỗi hoặc bạn không thể dễ dàng mở rộng hệ thống của mình thì đã đến lúc nâng cấp. Ngoài ra, nếu hệ thống của bạn không có bất kỳ khả năng giám sát từ xa nào, bạn có thể hưởng lợi từ việc đánh giá. Việc đánh giá sẽ giúp bạn hiểu cách hệ thống của bạn hiện đang hoạt động và những cải tiến có thể được thực hiện. Điều quan trọng là phải có một hệ thống hoạt động đúng để đảm bảo an toàn và an ninh nhất có thể.

Các thành phần hệ thống an ninh Sau khi đánh giá, bạn sẽ nhận được các khuyến nghị về các biện pháp an ninh mà bạn có thể thực hiện để cải thiện. Một số yếu tố phổ biến cho hệ thống an ninh vật lý có thể được đề xuất bao gồm:

Video (Camera giám sát CCTV)

Kiểm soát ra vào (cổng, cảm biến, cửa ra vào và ổ khóa, bảng điều khiển, cảnh báo và quét vân tay/mống mắt)

Phương tiện truyền thông (Internet và đường dây điện thoại)

Khóa móc và phím

Mái nhà, các phòng và các khu vực an toàn khác

Nhân viên bảo vệ

Các yếu tố khác nhau này sẽ giúp cải thiện mức độ an ninh cho tài sản của bạn. Khi được sử dụng theo khuyến cáo của chuyên gia, tài sản của bạn sẽ an toàn hơn và bảo mật hơn bao giờ hết.

Công ty TNHH Giải Pháp Tâm AnNguồn & Biên dịch: USI