Top 9 # Xem Nhiều Nhất Yêu Cầu Cơ Bản Của Tư Vấn Pháp Luật Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Phuntanbotthammynammodel.com

Rba Là Gì? Các Yêu Cầu Của Bộ Quy Tắc Rba, Quy Trình Tư Vấn Rba, Tư Vấn Rba, Đào Tạo Rba, Download Tiêu Chuẩn Rba

RBA là chữ viết tắt của Responsible Business Alliance – Bộ Quy Tắc Ứng Xử của Liên Minh Doanh Nghiệp Có Trách Nhiệm. Phiên bản trước của RBA là Bộ quy tắc EICC – của Liên minh các công ty điện tử (Electronic Industry Citizenship Coalition – EICC).

Bộ quy tắc RBA đưa ra các tiêu chuẩn để đảm bảo rằng điều kiện làm việc trong ngành hoặc các ngành điện tử, trong đó điện tử là thành phần chính yếu và các chuỗi cung ứng của ngành điện tử được an toàn, người lao động được đối xử tôn trọng và bình đẳng và các hoạt động kinh doanh được tiến hành có trách nhiệm với môi trường và tuân thủ đạo đức kinh doanh.

Được coi là một phần của ngành điện tử và trong phạm vi của Bộ Quy tắc này là tất cả các tổ chức thực hiện việc thiết kế, tiếp thị, sản xuất, cung cấp hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để sản xuất hàng điện tử. Bộ Quy tắc có thể được bất kỳ doanh nghiệp nào trong lĩnh vực điện tử tự nguyện chấp nhận và sau đó được doanh nghiệp đó áp dụng cho chuỗi cung ứng và các nhà thầu phụ của mình, bao gồm cả các nhà cung cấp lao động hợp đồng.

Các bên tham gia phải coi Bộ Quy Tắc RBA là sáng kiến của toàn bộ chuỗi cung ứng. Ở mức tối thiểu, Bên Tham Gia cũng cần yêu cầu các nhà cung cấp chính ở bậc tiếp theo thừa nhận và thực hiện QuyTắc RBA.

Điều cơ bản để áp dụng Bộ Quy Tắc RBA là hiểu được rằng một doanh nghiệp, trong mọi hoạt động của mình, phải tuân thủ đầy đủ pháp luật, các quy tắc và quy định của các quốc gia nơi doanh nghiệp đó hoạt động. Bộ Quy Tắc RBA khuyến khích Bên Tham Gia thực hiện tốt hơn các yêu cầu của pháp luật sở tại, dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận để nâng cao trách nhiệm về môi trường và xã hội cũng như đạo đức trong kinh doanh.

Phù hợp với Các Nguyên Tắc Hướng Dẫn về Quyền Kinh Doanh và Con Người của Liên Hiệp Quốc, các quy định trong Bộ Quy Tắc RBA được bắt nguồn từ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế chính yếu bao gồm Tuyên Bố Các Nguyên Tắc Cơ Bản và Các Quyền Tại Nơi Làm Việc của ILO (Tổ Chức Lao Động Quốc Tế) và Tuyên Ngôn về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.

Checksheet tự đánh giá tuân thủ RBA (Self-Assessment Questionnaire (SAQ))

2019 Facility SAQ_Blank_for Posting Online

2019 Corporate SAQ_for posting Online

B3- Đào tạo nhận thức và diễn giải các yêu cầu của RBA

– Nhóm tài liệu về Lao động (hạng mục A)

– Nhóm tài liệu về an toàn sức khỏe nghề nghiệp (hạng mục B)

– Nhóm tài liệu về môi trường (hạng mục C)

– Nhóm tài liệu về đạo đức kinh doanh (hạng mục D)

– Nhóm các tài liệu về hệ thống quản lý (hạng mục E)

– Triển khai các quá trình quản lý TNXH theo RBA đã hoạch định

– Đào tạo về các hạng mục tuân thủ Hệ thống quản lý về TNXH theo RBA cho toàn bộ nhân viên trong công ty (các chính sách, quy trình, thực hành tốt…về tuân thủ TNXH).

– Các chế độ chính sách của công ty về thời gian làm việc, lao động trẻ em, thù lao, môi trường làm việc…

– Các hoạt động của công đoàn

– Các thành tích đạt được trong hoạt động sản xuất và tuân thủ trách nhiệm xã hội

– Các hoạt động xã hội như các chương trình từ thiện, hỗ trợ người nghèo…

– Hoạt động thể dục thể thao, hoạt động nhóm

– Đào tạo về đánh giá tuân thủ VAP (Validated Audit Proccess)

– Thực hiện đánh giá hệ thống theo hướng dẫn của RBA. Các hoạt động đánh giá tập trung vào các điểm mấu chốt của tiêu chuẩn bao gồm tuân thủ về lao động, môi trường, an toàn SKNN, đạo đức trong kinh doanh. Để đánh giá được hiệu quả của sự tuân thủ các yêu cầu của RBA – đoàn đánh giá sẽ thực hiện phỏng vấn người lao động một cách riêng rẽ và thu thập các bằng chứng về sự tuân thủ. Báo cáo đánh giá được lập đi kèm với các yêu cầu hành động khắc phục cho các lỗi được phát hiện trong quá trình đánh giá.

– Thực hiện hành động khắc phục: Mỗi phiếu yêu cầu hành động khắc phục sẽ được ban RBA xem xét và tiến hành các hành động cụ thể để thực hiện khắc phục các điểm không phù hợp. Các báo cáo về hành động khắc phục được đưa ra sau khi hoàn thiện việc thực thi các hành động khắc phục.

B7 – Xem xét của lãnh đạo về hiệu lực và hiệu quả của HTQL TNXH theo RBA

Sau khi hoàn tất việc thiết lập và áp dụng hệ thống, Ban RBA thực hiện việc xem xét của lãnh đạo về tính hiệu lực và hiệu quả của Hệ thống quản lý TNXH theo RBA. Các quyết định của lãnh đạo sẽ được ghi nhận trong Báo cáo xem xét của lãnh đạo và được thực hiện.

Tùy theo dự án – sẽ có đánh giá tuân thủ của Khách hàng hoặc đánh giá chứng nhận của bên thứ 3 cho Hệ thống quản lý TNXH theo RBA. Sauk hi đánh giá, công ty sẽ có thời gian khắc phục là 30 ~ 60 ngày để đóng các điểm không phù hợp. ITVC Toàn Cầu sẽ hỗ trợ công ty trong hoạt động đóng phiếu CAR.

Sau khi hoàn tất việc thiết lập và áp dụng Hệ thống quản lý TNXH theo RBA, Ban RBA phải tiến hành các hoạt động kiểm tra sự tuân thủ thường xuyên để duy trì hiệu lực của hệ thống trong toàn doanh nghiệp.

Tư vấn và đào tạo RBA

Danh sách các tổ chức đánh giá RBA (RBA audit partners)

Validated Assessment Program (VAP)

Download RBA Code of Conduct 7.0 (effective Jan. 2021) – Tiếng Việt

Tư vấn RBA tại Fujikin Việt Nam

Tư vấn RBA tại Công ty CP Điện tử Thiên Quang

Tư vấn RBA tại Công ty TNHH ETHERTRONICS VINA 2

Tư vấn RBA Code of Conduct tại Công ty TNHH SANICO Việt Nam

Tư vấn RBA code of conduct tại Công ty TNHH WONJIN Vina

RBA self audit checklist

Download RBA Code of Conduct

EICC trở thành RBA – Liên minh các doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm

Download EICC-VAP Audit Operations Manual v5.1.1

Download EICC-VAP-Audit Operations Manual v5 1 Code Interpretation Guidance

Tư vấn EICC tại Công ty TNHH MCNex Vina

Tư vấn EICC tại Jang Won Tech Vina

Tư vấn EICC tại Youngbo Vina

Tư vấn EICC tại Công ty TNHH Dream Plastic

Tư vấn EICC tại JAHWA VINA

Tư vấn EICC – Phần A – Lao động

Tư vấn EICC – Phần B – Sức khỏe và an toàn

Tư vấn EICC – Phần C – Môi trường

Tư vấn EICC – Phần D – Đạo đức

Tư vấn EICC – Phần E – Hệ thống quản lý

Chương trình đào tạo diễn giải các yêu cầu và hướng dẫn áp dụng Bộ quy tắc EICC trong doanh nghiệp

CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Tầng 6 Tòa nhà Thương mại, Số 22 Lý Tự Trọng, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.

Email: itvc.haiphong@itvc-global.com

0914 564 579

Tư Vấn Mua Quạt Điện Cơ Ở Hà Nội, Mua Quạt Điện Cơ Ở Đâu?

Mua quạt điện cơ ở đâu có giá rẻ, sản phẩm chất lượng dùng bền. Bài viết chia sẻ địa chỉ mua quạt điện cơ ở Hà Nội đảm bảo chính hãng, giá rẻ nhất.

Bạn đang không biết tìm mua quạt điện cơ ở đâu, và loại quạt điện cơ nào tốt, phù hợp với gia đình bạn. Chúng tôi sẽ giới thiệu địa chỉ mua quạt điện cơ ở Hà Nội để bạn có thêm thông tin lựa chọn.

Tuy nhiên, từ những năm 2000 có rất nhiều hãng quạt điện cơ ra đời ví dụ như điện cơ HD, điện cơ Tico Việt Nhật…Cùng với thời gian và sự phát triển về khoa học kỹ thuật, khoảng cách về chất lượng giữa điện cơ Thống Nhất và các hãng điện cơ khác dần được rút ngắn. Cho đến giờ danh giới này còn lại rất mong manh.

Điện cơ thống nhất là một thương hiệu nổi tiếng và có uy tín đối với người tiêu dùng nên cũng bị làm giả rất nhiều. Những loại quạt giả như thế này về mẫu mã không có gì khác, tuy nhiên động cơ bằng dây nhôm nên dùng nhanh hỏng. Lời khuyên đối với bạn khi mua quạt là đến tận địa chỉ của hãng hoặc chọn qua các hãng quạt điện cơ khác.

Mua quạt điện cơ ở Hà Nội bạn có thể đến địa chỉ của hãng tại 164 Nguyễn Đức Cảnh – Quận Hoàng Mai – Hà Nội.

Giới thiệu thêm với bạn hãng quạt điện cơ có chất lượng tốt hiện nay

Đó là điện cơ Tico Việt Nhật, tên đầy đủ là CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN TỬ VIỆT NHẬT. Đây là thương hiệu quạt có mặt trên thị trường từ những năm 2000. Sản phẩm có rất nhiều dòng quạt khác nhau từ quạt dùng trong gia đình, quạt thông gió, quạt sàn, quạt trần cho đến các loại quạt công nghiệp. Quạt có chất lượng tốt, động cơ bằng dây đồng, có thể nói là một 9 một 10 so với điện cơ Thống Nhất.

Điện cơ Tico Việt Nhật có địa chỉ tại 30B phố Trần Hữu Tước quận Đống Đa- Hà Nội. Để mua quạt điện cơ ở Hà Nội bạn có thể đến địa chỉ trên hoặc lien hệ với Phương Long. Hiện nay chúng tôi đang là đại lý phân phối chính thức của Quạt điện Tico.

Khi mua quạt điện cần lưu ý những điều gì

Không phải loại quạt nào cũng giống nhau vì thế khi mua quạt bạn cần phải lưu ý đến tính năng, công suất cũng như loại cánh mà quạt sử dụng để không phải đổi lại hoặc mua mới.

Loại quạt có sải cánh 30cm. Đây là loại quạt bàn, có công suất chỉ 30-40W, chiều cao tối đa chỉ 60cm thích hợp sử dụng cho trẻ nhỏ, người già.

Loại quạt có sải cánh 40cm, điện cơ thống nhất thường có mã QĐ 400, điện cơ Tico Việt Nhật ký hiệu B400, đây là dạng quạt cây lửng, chiều cao tối đa khoảng 1 mét, công suất từ 45W-60W. Đây là mức công suất vừa phải thích hợp sử dụng cho 1-3 người. Mức giá giao động từ 300.000đ đến 600.000đ

Loại quạt có sải cánh 45cm, điện cơ thống nhất ký hiệu QĐ 450, điện cơ Tico Việt Nhật ký hiệu B500. Chiều cao tối đa khoảng 1,5 mét. Mức công suất từ 55W-65W. Đây là mức công suất mạnh, sức gió lớn phù hợp nơi đông người. Nếu dùng trong phòng ngủ không nên dùng loại này do tiếng gió hơi ồn. Mức giá giao động từ 300.000đ đến 600.000đ

Loại quạt cây có điều khiển. Thường có sải cánh 40cm, cao từ 1 mét cho đến 1,5 mét, mức gió vừa phải, chạy êm. Thích hợp sử dụng trong phòng ngủ. Tuy nhiên, mức giá rất đắt từ 700.000đ cho đến 1,5 triệu đồng.

Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Tuyển Dụng Và Tập Sự Của Công Chức

Trường chính trị tỉnh Hưng Yên. GV. NGUYỄN NHẬT KHANH Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.

Tóm tắt: Bài viết phân tích những bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ tuyển dụng và tập sự của công chức và nêu các kiến nghị hoàn thiện.

Từ khóa: công chức, tuyển dụng, tập sự.

Abstract: This article provides the analysis of the inadequateness of the applicable legislation on the recruitment and apprenticeship of the civil servants and also provides recommendations for improvements.

Keywords: civil servants, recruitment, apprenticeship

1. Bất cập trong các quy định của pháp luật về tuyển dụng và tập sự của công chức

Thứ nhất, một số quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức không cụ thể, rõ ràng.

Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định người dự tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau mới được đăng ký dự tuyển công chức: a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; b) Đủ 18 tuổi trở lên; c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; e) Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Trong các điều kiện trên, có quy định người dự tuyển công chức phải “có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng”.

Đối với đơn dự tuyển công chức, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 quy định thống nhất về mẫu đơn dự tuyển (Phụ lục số 1). Nhưng cho đến nay, Bộ Nội vụ vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn về biểu mẫu lý lịch của người dự tuyển công chức. Do không được quy định rõ ràng nên mỗi địa phương lại sử dụng một biểu mẫu khác nhau về lý lịch của người dự tuyển công chức. Cụ thể, một số địa phương như Quảng Nam[1], An Giang[2] khi tổ chức thi tuyển công chức đã yêu cầu người dự tuyển cung cấp lý lịch dựa trên mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, việc sử dụng biểu mẫu 2C-BNV/2008 đối với những người dự tuyển công chức là không thật sự hợp lý bởi biểu mẫu này được sử dụng nhằm kê khai lý lịch của công chức, trong khi đó người dự tuyển lại không phải là công chức[3]. Nhằm khắc phục “lỗ hổng” này, một số địa phương tự cung cấp mẫu tờ khai cho người dự tuyển công chức (Quảng Bình)[4] hay mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật (Thái Bình[5], Kiên Giang[6]) để thay thế cho sơ yếu lý lịch. Điều đáng nói là thông tin kê khai trong các biểu mẫu này cũng không thống nhất với nhau. Đơn cử, mẫu đơn sơ yếu lý lịch tự thuật cho người dự tuyển công chức của Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình có 25 mục cần kê khai[7]. Trong khi đó, mẫu đơn sơ yếu lý lịch tự thuật cho người dự tuyển công chức của Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang lại có đến 26 mục cần kê khai[8]. Thực trạng này đòi hỏi cần phải sớm ban hành văn bản pháp luật quy định thống nhất về biểu mẫu lý lịch của người dự tuyển công chức.

Bên cạnh các tiêu chí cụ thể, nhiều cơ quan lại căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 để quy định thêm “các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển” như vấn đề hộ khẩu, hệ đào tạo trong tuyển dụng công chức. Đơn cử, nhiều địa phương vẫn xem hộ khẩu là điều kiện tiên quyết để tuyển dụng công chức[9]. Một số nơi khác lại yêu cầu điều kiện tuyển dụng phải có bằng hệ chính quy[10]. Trước tình hình đó, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 05/2012/TT-BNV quy định khi thông báo điều kiện đăng ký dự tuyển công chức, cơ quan quản lý công chức không phân biệt loại hình đào tạo và văn bằng, chứng chỉ (chính quy, tại chức, liên thông, chuyên tu, từ xa, theo niên hạn hoặc theo tín chỉ), không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập. Tuy nhiên, nhiều cơ quan tuyển dụng vẫn “phớt lờ” quy định này. Cụ thể như Thông báo tuyển dụng công chức năm 2016 của Tổng cục Thuế quy định rất cụ thể về điều kiện văn bằng, chứng chỉ là “phải có bằng tốt nghiệp từ bậc đại học, hệ chính quy đối với thí sinh dự thi vào ngạch chuyên viên làm công tác văn thư – lưu trữ trong Bộ Tài chính” và “phải có bằng tốt nghiệp từ bậc đại học, hệ chính quy loại khá trở lên đối với thí sinh đăng ký dự tuyển ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế”[11]. Về nguyên tắc, các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức không được tạo ra sự phân biệt đối xử vì lý do dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo[12]. Tuy nhiên, với điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, cơ quan tuyển dụng hoàn toàn có thể đặt ra các quy định phân biệt đối xử trong tuyển dụng công chức. Theo chúng tôi, “các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển” được nêu tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 là một quy định rất tùy nghi và dễ bị lợi dụng vào mục đích bất hợp pháp.

Thứ hai, quy định về các trường hợp không được đăng ký dự tuyển công chức chưa phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) năm 2012.

Điểm c khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục thì không được đăng ký dự tuyển công chức. Tuy nhiên, quy định này không phù hợp với Luật Xử lý VPHC năm 2012, bởi theo Luật Xử lý VPHC năm 2012 thì biện pháp “đưa vào cơ sở giáo dục” đã được đổi tên thành biện pháp “đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc”, biện pháp “đưa vào cơ sở chữa bệnh” đã được thay thế bằng biện pháp “đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”. Như vậy, thực tế đã không còn biện pháp “đưa vào cơ sở chữa bệnh” và “đưa vào cơ sở giáo dục”. Tuy đây không phải là vấn đề lớn nhưng vẫn cần sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật.

Ngoài ra, quy định tại điểm c khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 vẫn còn điểm hợp lý bởi đã loại trừ đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Theo quy định của Luật Xử lý VPHC năm 2012, đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là người dưới 18 tuổi – tức là người chưa thành niên[13]. Khoản 2 Điều 91 Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định:”thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là từ 06 tháng đến 24 tháng”. Giả sử, có một công dân 17 tuổi, bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng 24 tháng. Khi chuẩn bị hết hạn chấp hành biện pháp này thì người đó đã hơn 18 tuổi. Vào thời điểm này, nhà nước tổ chức thi tuyển công chức. Vậy người này có được “đăng ký dự tuyển công chức hay không”? Nếu căn cứ vào điểm c khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì đối tượng này vẫn được đăng ký dự tuyển công chức vì không thuộc trường hợp bị cấm. Tuy nhiên, nếu đối tượng bị áp dụng biện pháp “đưa vào trường giáo dưỡng” được đăng ký dự tuyển công chức thì tại sao pháp luật lại cấm đối tượng bị áp dụng biện pháp “đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc” và “đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”[14]? Theo chúng tôi, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã không dự liệu được trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đủ 18 tuổi đăng ký dự tuyển công chức nên phát sinh bất cập kể trên.

Thứ ba, quy định về điều kiện xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên bất hợp lý.

Khoản 5 Điều 25 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lênphải:”không trong thời gian bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng “.

Theo khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì điều kiện để đăng ký dự tuyển công chức là phải “đủ 18 tuổi trở lên”. Do đó, điều kiện để xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lênthìcán bộ, công chức cấp xã đó cũng phải “đủ 18 tuổi trở lên”.Thêm vào đó,khoản 3 Điều 25 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ lại quy định điều kiện xét chuyển là phải: “có thời gian làm cán bộ, công chức cấp xã từ đủ 60 tháng trở lên”- tức là tương đương 05 năm. Tổng hợp hai điều kiện trên có thể thấy, nếu một cán bộ, công chức cấp xã muốn được xét chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên thì tối thiểu phải là người đã thành niên. Do đó, khoản 5 Điều 25 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về điều kiện “không trong thời gian bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng ” là rất bất hợp lý bởi biện pháp này chỉ áp dụng đối với người chưa thành niên chứ không áp dụng đối với người đã thành niên.

Thứ tư, quy định về chế độ, chính sách đối với công chức tập sự chưa bao quát hết các trường hợp diễn ra trong thực tiễn.

Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 24/2010/NĐ-CP chưa có quy định hướng dẫn về việc thay đổi bậc lương trong thời gian tập sự khi công chức tập sự có được bằng cấp cao hơn tương ứng với ngạch được tuyển dụng. Đơn cử, một người có trình độ cử nhân, được tuyển dụng và xếp vào ngạch công chức loại C. Theo quy định, người này được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch chuyên viên và trải qua thời gian tập sự là 12 tháng. Trong thời gian tập sự, người này đã học tập nâng cao trình độ và được cấp bằng thạc sĩ. Câu hỏi đặt ra là, kể từ thời điểm được công nhận học vị thạc sĩ cho đến khi kết thúc thời gian tập sự, người này sẽ được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch chuyên viên vì có trình độ thạc sĩ hay vẫn hưởng lương ở bậc 1? Do không được quy định cụ thể nên công chức tập sự được hưởng bậc lương ở mức cao hơn hay không phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của cơ quan tuyển dụng công chức.

Thứ năm, chưa có quy định thống nhất về thời gian đánh giá đối với công chức tập sự.

Hiện nay, việc đánh giá công chức được quy định trong Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ. Theo đó, việc đánh giá, phân loại công chức được thực hiện theo từng năm công tác. Thời điểm đánh giá, phân loại công chức được tiến hành trong “tháng 12 hàng năm”. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm, thời điểm đánh giá, phân loại công chức do người đứng đầu quyết định[15]. Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, một trong những căn cứ để hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự là trường hợp người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ. Cơ sở để đánh giá công chức tập sự có hoàn thành nhiệm vụ hay không phải căn cứ vào hướng dẫn tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP và Nghị định số 56/2015/NĐ-CP chưa có sự thống nhất về thời điểm đánh giá đối với công chức tập sự. Theo Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, thời điểm đánh giá đối với công chức tập sự là khi hết thời gian tập sự, tức là hết 12 tháng đối với người được tuyển dụng vào công chức loại C, 06 tháng đối với công chức loại D. Do đó, thời điểm thực hiện việc đánh giá công chức tập sự có thể là bất kỳ tháng nào trong năm. Trong khi đó, theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP thì thời gian đánh giá công chức là tháng 12 hàng năm. Như vậy chưa có sự thống nhất về thời điểm đánh giá đối với công chức tập sự trong hai Nghị định nói trên.

Thứ sáu, chưa bảo đảm tính thống nhất trong quy định về hủy bỏ quyết định tuyển dụng công chức trong trường hợp bị xử lý kỷ luật.

Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định: “người tập sự công chức có thể bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng nếu bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự”. Xét về kỹ thuật lập pháp, điều khoản này chưa phù hợp với quy định của Nghị định số 34/2011/NĐ-CP về các hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức. Theo Điều 8 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP thì công chức vi phạm có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Nếu xét về mức độ tăng nặng thì khiển trách là hình thức xử lý kỷ luật nhẹ nhất và buộc thôi việc là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất. Như vậy, việc khoản 1 Điều 24 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP sử dụng cụm từ “từ khiển trách trở lên” là không hợp lý bởi khi dùng như vậy sẽ tạo ra sự ngộ nhận có hình thức kỷ luật nhẹ hơn khiển trách nên mới dùng hình thức khiển trách làm “mốc khởi điểm”.

2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về tuyển dụng và tập sự của công chức

Một là, Bộ Nội vụ cần ban hành mẫu tờ khai dành cho người dự tuyển công chức để áp dụng thống nhất trong cả nước. Mẫu tờ khai này sẽ thể hiện đầy đủ các mục thông tin cần thiết của người dự tuyển như: họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi cư trú, quá trình đào tạo… Bên cạnh đó, Chính phủ cần giải thích cụ thể “các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển” được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Theo chúng tôi, vẫn nên duy trì quy định này nhằm đáp ứng những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ trong tuyển dụng công chức đối với các ngành, lĩnh vực đặc thù. Tuy nhiên, quy định này không thể được viện dẫn nhằm tạo ra sự phân biệt đối xử vì lý do dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, bằng cấp, nơi cư trú… trong đăng ký dự tuyển công chức.

Hai là, nhằm đảm bảo sự phù hợp với các biện pháp xử lý hành chính trong Luật Xử lý VPHC năm 2012, điểm c khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 cần được sửa đổi như sau:

“Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:

a) Không cư trú tại Việt Nam;

b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”. Sửa đổi này là cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tuyển dụng xác định đúng những đối tượng không đủ điều kiện dự tuyển công chức.

Ba là, sửa đổi tên gọi các biện pháp xử lý hành chính được quy định trong khoản 5 Điều 25 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP nhằm đảm bảo sự phù hợp với Luật Xử lý VPHC năm 2012. Bên cạnh đó, cần bãi bỏ biện pháp “đưa vào trường giáo dưỡng”trongđiều kiện xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên.

Bốn là, bổ sung quy định của khoản 1 Điều 22 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP như sau: “Trong thời gian tập sự, nếu người tập sự công chức có sự nâng cao trình độ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì sẽ được hưởng mức lương ở bậc cao hơn của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ của công chức tính từ tháng tiếp theo của tháng người đó nộp văn bằng tương ứng”.

Năm là, bổ sung khoản 2 Điều 5 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP như sau: “thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trong tháng 12 hàng năm. Đối với người tập sự, thời điểm đánh giá, phân loại là thời điểm kết thúc thời gian tập sự”.

Sáu là, nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, sửa đổi quy định của khoản 1 Điều 24 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ như sau: “Quyết định tuyển dụng bị hủy bỏ trong trường hợp người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với công chức trong thời gian tập sự”./.

[1] Quyết định số 2989/QĐ-UBND ngày 23/8/2016 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Nam ban hành kế hoạch tuyển dụng công chức hành chính tỉnh Quảng Nam năm 2016.

[12] Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức”.

[13] Khoản 4 Điều 92 Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn”.

[14] Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định “biện pháp xử lý hành chính” bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không bị cách ly khỏi cộng đồng. Trong khi đó, đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ bị cách ly khỏi cộng đồng.

[15] Điều 5 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

(Nguồn tin: Bài viết đăng tải trên ấn phẩm Nghiên cứu lập pháp số 24(352)-tháng 12/2017)

Tư Vấn Mua Quà Tặng Ý Nghĩa Nhất Cho Người Nhật Bản

Karalux hãng chuyên chế tác quà tặng cao cấp mạ vàng với kinh nghiệm và là thương hiệu uy tín tại Việt Nam, được lựa chọn là đơn vị chuyên chế tác quà tặng cao cấp để tặng các chính khách, Nguyên thủ Quốc gia, đối tác nước ngoài. Hãy để Karalux tư vấn giúp bạn, cũng như giải đáp các băn khoăn về lựa chọn quà tặng cho người nước ngoài là người Nhật Bản

Bạn chuẩn bị đi công tác, gặp gỡ đối tác người Nhật Bản, hay các đối tác là người Nhật chuẩn bị đến Việt Nam, hay Sếp, bạn bè bạn là người Nhật. Bạn cần tìm và lựa chọn món quà tặng ý nghĩa, sang trọng và giá trị văn hóa đặc trưng Việt Nam?

Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật. Nói chung, người Nhật rất thích tặng quà. Hay đúng hơn, việc tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống thường ngày của họ.

Người Nhật tặng quà vào nhiều dịp trong năm. ở Nhật có khoảng 70 dịp tặng quà khác nhau mà phổ biến là các dịp lễ tết như Tết Dương lịch, Lễ Tạ ơn, Ngày của Cha, Mẹ (mới du nhập từ các nước phương Tây), Valentine, Giáng sinh, ngoài ra còn các dịp như đám cưới, có tin vui về việc sinh con, lễ nhập học, tốt nghiệp, thành niên, mừng nhà mới, thăm hỏi người ốm, tặng quà lưu niệm khi đi du lịch về…

Việc tặng quà ở Nhật mang tính chất hình thức hơn là nội dung. Ví dụ, mừng đám cưới thì phải dùng loại phong bì có chữ “kotobuki”, phúng viếng đám tang phải dùng phong bì có vạch đen in hình hoa sen, hay thăm người bệnh thì phong bì không trang trí hoa đỏ.

Nếu có dịp đi công tác sang Nhật Bản bạn nên mang theo nhiều món quà khác nhau để chủ động tặng cho đối tác. Cũng tùy từng mối quan hệ, hoặc điều kiện tài chính của bạn để có thể lựa chọn những món quà ý nghĩa nhất.

Vậy, những loại quà tặng nào mang đậm nét văn hóa và đặc trưng của Việt Nam hay được các doanh nghiệp, các tập đoàn và đặc biệt các ngân hàng lớn ở Việt Nam hay lựa chọn? Đó chính là các loại quà tặng cao cấp mạ vàng. Như một số sản phẩm

– Quà tặng Trống đồng mạ vàng: Đây chính là biểu tượng mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam, ý nghĩa lịch sử, sự bền vững, kỹ thuật đúc thủ công tinh xảo và bàn tay khéo léo của người thợ thủ công.

– Khuê Văn Các mạ vàng: Nhật Bản là Quốc gia có nền giáo dục phát triển, đặc biệt là hiếu học. Nếu đối tác, bàn bè của bạn làm trong lĩnh vực Văn hóa, giáo dục thì biểu tượng Khuê Văn Các cũng là một lựa chọn phù hợp. Không những thế, đây cũng là dịp để bạn quảng bá và giới thiệu lịch sử của nên Nho giáo nước nhà, Văn Miếu Quốc Tử Giám – Trường đại học có bề dày lịch sử hàng ngàn năm của Việt Nam.

Văn hóa của Nhật Bản cũng mang đậm nét văn hóa phương Đông, cũng giống như người Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, hay Việt Nam. Vì màu vàng tượng trưng cho vua chúa, giàu sang và quyền lực. Tặng quà mạ vàng cho người Nhật cũng là thể hiện tấm lòng vàng của người tặng dành cho đối tác, bạn bè…

Hiện nay, khá nhiều các doanh nhân người Nhật sinh sống và làm ăn ở Việt Nam, sau khi về nước thì họ đều có ấn tượng, kỷ niệm đối với Việt Nam. Và nhiều người Nhật Bản đều muốn một món quà gì đó mang đặc trưng văn hóa, con người Việt Nam.

Đặc biệt, Karalux còn được lựa chọn là nhà cung cấp các loại quà tặng cho các chính khách, Nguyên thủ Quốc gia, các đối tác nước ngoài, du khách Quốc tế khi đến Việt Nam