Đánh giá quá trình sản xuất (Manufacturing Process Audit) là đánh giá toàn diện quá trình để xác minh rằng nó có đang hoạt động như dự kiến hay không. Các quá trình tạo ra kết quả và đánh giá quá trình sản xuất sẽ xác định xem kết quả có chính xác không và các kết quả có được tạo bởi một quá trình được quản lý hiệu quả hay không? Đánh giá quá trình sản xuất phải đảm bảo rằng các quá trình được tuân thủ đúng, có sự thống nhất trong quá trình và có các cải tiến liên tục và hành động khắc phục khi cần thiết.
Một số câu hỏi nhằm định hướng cho việc đánh giá quá trình sản xuất như sau:
– Nguyên vật liệu có được mua từ nhà cung cấp được phê duyệt?
– Nguyên vật liệu có được kiểm tra và đạt yêu cầu?
– Nguyên vật liệu có đực lưu trữ, bảo quản, dán nhã phù hợp?
– Tất cả các công đoạn có được thực hiện theo trình tự và kiểm soát theo CP?
– Các yêu cầu về kiểm tra chất lượng có được tuân thủ?
– Các thiết bị đo có được kiểm định?
– Các hướng dẫn vận chuyển, sử dụng nguyên vật liệu lấy từ kho có được tuân thủ?
– Sản phẩm có được sản xuất ra từ đúng chủng loại thiết bị đã nêu trong control plan?
– SPC có được thực hiện theo control plan?
– Sản lượng công đoạn có đạt yêu cầu?
– Chất lượng sản phẩm trên chuyền có đạt yêu cầu? (PPM, scrap rate…)
– Các sản phẩm không phù hợp có được phát hiện, dán nhãn, cách ly, lưu trữ và xử lý theo đúng quy trình?
– Các thay đổi do nhà máy, khách hàng, nhà cung cấp có được cập nhật vào trong control plan, PFMEA, W.I… hay không?
– Quá trình đang vận hành có đạt hiệu quả hay không? (đánh giá dựa vào Process / Final / Customer PPM, Process performance index (Cp/ Cpk), Process control parameter).
Chọn một quá trình để được đánh giá. Mức độ ưu tiên các quá trình được đánh giá dựa trên tầm quan trọng và rủi ro đối với hoạt động chung. Bắt đầu đánh giá với các khu vực có rủi ro cao nhất.
Chọn một nhóm để tiến hành đánh giá (audit team). Nhóm đánh giá phải thành thục với quá trình được đánh giá. Họ cũng phải thành thục với các kỹ thuật đánh giá như lấy mẫu và phân tích kết quả. Họ phải có chuyên môn cần thiết để xác định các vấn đề và các hành động khắc phục cần thiết.
Đưa ra quyết định về tần suất đánh giá của quá trình được đánh giá. Nếu có vấn đề nghiêm trọng hoặc không tuân thủ, thì quá trình nên được đánh giá thường xuyên hơn cho đến khi tình hình được kiểm soát.
Thiết lập lịch đánh giá cho toàn bộ ca làm việc và tuân theo lịch đánh giá đã thiết lập. Số lượng kiểm tra sẽ là các mẫu được chọn đại diện cho công việc của bạn ở ca làm việc đó. Lịch trình đánh giá phải được xác định trước và nên các mẫu đại diện càng ngẫu nhiên càng tốt. Sau khi đã được thiết lập, phải tuân thủ lịch trình đánh giá để cung cấp kết quả dựa trên các mẫu ngẫu nhiên.
Tài liệu hóa bất kỳ vấn đề nào được phát hiện và thông báo cho tất cả những người bị ảnh hưởng. Ý tưởng không phải là gán trách nhiệm mà là cùng tìm ra giải pháp. Các vấn đề được phát hiện trở thành cơ sở cho các hành động khắc phục và theo dõi. Mọi người bị ảnh hưởng bởi vấn đề phải được thông báo để họ biết và có thể cung cấp đầu vào cho việc giải quyết. Ngoài ra, quá trình đang được đánh giá có thể sẽ ảnh hưởng đến các quá trình khác trong toàn bộ hoạt động của nhà máy.
Hãy để nhân viên đưa ra đề xuất cho các hành động khắc phục và chọn bất kỳ hành động nào phù hợp, nhưng ban quản lý nên đưa ra quyết định cuối cùng về việc thực hiện các hành động khắc phục nào.
Giám sát kết quả hành động khắc phục. Thực hiện theo dõi để xác định xem các hành động khắc phục đã thực sự loại bỏ được sự cố chưa hoặc xem là có cần thực hiện thêm hành động không. Cũng phải xác minh rằng không có vấn đề mới đã phát triển hoặc tham gia vào quá trình.
CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU
Tầng 6 Tòa nhà Thương mại, Số 22 Lý Tự Trọng, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.
– Cách thiết lập kế hoạch kiểm soát (Control Plan)
– Tư vấn và đào tạo 5 core tools
Đào tạo 5 core tool tại Công ty TNHH Uniden Việt Nam
0914 564 579