Top 12 # Xem Nhiều Nhất Bản Đánh Giá Quá Trình Thử Việc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Phuntanbotthammynammodel.com

Mẫu Đánh Giá Quá Trình Thử Việc Chuẩn Của Nhân Viên

Mẫu đánh giá quá trình thử việc chuẩn dành cho nhân viên rất cần thiết cho các công ty trong giai đoạn hiện nay. Bởi khi “chấm điểm” nhân viên một cách khách quan, đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp tuyển chọn đúng nhân tài.

1. Tại sao cần đánh giá quá trình thử việc của nhân viên?

Quá trình thử việc có thể ví như thời gian “sống thử” giữa doanh nghiệp và ứng viên. Đây cũng là giai đoạn để hai bên tìm hiểu và quyết định tiến đến lâu dài. Quá trình thử việc còn giúp người lao động tìm hiểu môi trường, thể hiện bản thân mình và xác định khả năng gắn bó của họ với doanh nghiệp.

Về phía công ty, đây cũng là thời gian để các thành viên cũ làm quen với nhân viên mới. Nhà quản lý sẽ theo dõi, nhận xét đánh giá sau thử việc để quyết định ứng viên có thật sự phù hợp với công việc và doanh nghiệp hay không.

Khi thời gian thử việc kết thúc, công ty cần đánh giá kết quả quá trình thử việc của ứng viên để đưa ra quyết định ký kết hợp đồng lao động. Do đó, mẫu đánh giá quá trình thử việc là một trong những quy trình quan trọng trong tuyển dụng. Nếu đánh giá ứng viên không đúng với năng lực thực tế sẽ gây lãng phí tiền bạc, nguồn lực, công sức của hai bên.

2. Quy định cần lưu ý về thời gian thử việc và mức lương thử việc

Nhà tuyển dụng và ứng viên nên lưu ý về thời gian thử việc, mức lương thử việc để tránh sai sót không đáng có.

2.1 Thời gian thử việc tối đa

Thời gian thử việc có thể khác nhau tùy thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc.Tuy nhiên chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

Không quá 60 ngày với công việc yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên.

Không quá 30 ngày với công việc yêu cầu trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

2.2 Kết thúc thời gian thử việc

Khi quá trình thử việc đạt yêu cầu, doanh nghiệp cần ký kết hợp đồng lao động chính thức với người lao động.

Trong quá trình thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước hay bồi thường nếu việc làm thử không đạt được yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.

2.3 Thông báo đánh giá quá trình thử việc

Trong vòng 3 ngày kể từ khi kết thúc quá trình thử việc, doanh nghiệp phải thông báo kết quả cho người thử việc.

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận. Đặc biệt ứng viên cần nhớ mức lương không được ít hơn 85%. Một số m ẫu quy trình tuyển dụng trong doanh nghiệp sẽ giúp bạn chọn ra ứng viên phù hợp với mức lương thỏa thuận.

3. Tiêu chí cần có trong mẫu đánh giá quá trình thử việc

Tùy thuộc vào đặc thù mỗi doanh nghiệp và tình hình thực tế, bộ khung đánh giá nhân sự có thể khác nhau. Một trong những phương pháp lượng hóa năng lực nhân sự và đo lường phổ biến nhất hiện nay đó là mô hình ASK (viết tắt của Attitude – Skill – Knowledge). Mô hình này đánh giá nhân viên dựa trên ba tiêu chí: Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ.

3.1 Ba tiêu chí quyết định ứng viên trong mẫu đánh giá quá trình thử việc

Knowledge (Kiến thức): Thuộc về năng lực tư duy. Knowledge là hiểu biết mà cá nhân có được sau khi trải qua quá trình giáo dục – đào tạo, đọc hiểu, phân tích và ứng dụng. Ví dụ: Kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ,…

Skill (Kỹ năng): Thuộc về kỹ năng thao tác. Skill là khả năng biến kiến thức có được thành hành động cụ thể, hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân. Ví dụ: Kỹ năng quản trị các mối quan hệ, kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian,…

Attitude (Phẩm chất/Thái độ): Thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm. Attitude là cách cá nhân tiếp nhận, phản ứng lại với thực tế, đồng thời thể hiện thái độ, động cơ với công việc. Ví dụ: Tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật,…

Để đảm bảo tính khách quan, công bằng, người lãnh đạo nên thu thập đánh giá quá trình thử việc từ Trưởng Bộ phận, Giám đốc và bản thân người thử việc. Bạn cũng có thể xem xét những nhận xét từ các nhân viên cùng bộ phận/ vị trí,…

3.2 Một số tiêu chí đánh giá ứng viên phổ biến trong mẫu đánh giá quá trình thử việc

a. Đánh giá quá trình thử việc qua thái độ

Tinh thần trách nhiệm: Mức độ trung thực và tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.

Tính tích cực: Mức độ nhiệt tình, tự nguyện thực hiện nhiệm vụ.

Tinh thần hợp tác: Hợp tác và quan hệ tốt với đồng nghiệp.

Tính kỷ luật: Chấp hành kỷ luật, thực hiện tốt nhiệm vụ và quy định của công ty.

Giờ giấc làm việc: Tình trạng đi làm, nghỉ làm, đi muộn, về sớm, ra ngoài.

b. Đánh giá quá trình thử việc bằng năng lực

Tư chất và khả năng làm việc: Tư chất, quá trình và kết quả thể hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Khối lượng công việc: Khối lượng công việc hoàn thành trong thời gian quy định.

Chất lượng công việc: Mức độ khả quan, tiêu cực thực hiện nhiệm vụ được giao

Khả năng: Nhiệm vụ được giao có phù hợp với năng lực ứng viên.

Tình hình thực hiện công việc: Mức độ chính xác, thành thạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

c. Khả năng phát triển trong tương lai: Dự đoán khả năng phát triển sau này.

d. Tình hình sức khỏe:Tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh lý.

4. Mẫu đánh giá quá trình thử việc

Bạn có thể tải mẫu đánh giá thử việc hay (phiên bản Tiếng Việt và Tiếng Anh) trong LINK sau.

Chúc các nhà tuyển dụng tìm được những ứng viên phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.

Mẫu thư mời nhận việc chuẩn cho nhà tuyển dụng (có đính kèm bản tiếng Anh)

Tags

Bản Tự Đánh Giá Quá Trình Công Tác

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nguyệt Đức, ngày 09 tháng 12 năm 2015

BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Họ và tên: DƯƠNG VĂN THẮNGNgày, tháng, năm sinh: 17/10/1963Chức danh nghề nghiệp: Y sỹ đa khoaChức vụ: Trưởng trạm y tế xãĐơn vị công tác: Trạm y tế xã Nguyệt Đức thuộc Trung tâm y tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; Tôi tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác của bản thân từ tháng 05 năm 1990 đến tháng 12 năm 2015 như sau: I. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống: 1. Chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước: Bản thân luôn luôn chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà Nước, có lối sống tiết kiệm, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chống các biểu hiện tiêu cực, thực hiện tốt các quy tắc ứng xử của viên chức. 2. Về ý thức tổ chức, chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế của đơn vị: Hàng năm đều chấp hành và thực hiện tốt các nội quy, quy chế làm việc của trạm y tế và trung tâm y tế, có ý thức tổ chức chấp hành kỷ luật tốt, đảm bảo ngày giờ công lao động. 3. Giữ gìn đạo đức nhân cách và lối sống lành mạnh; sự tín nhiệm của đồng nghiệp: Bản thân luôn có ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, phẩm chất nhân cách của người thầy thuốc ” Lương y như từ mẫu”. Có lối sống giản dị, trong sáng lành mạnh. Thực hiện tốt 12 điều y đức của Bộ y tế quy định, hòa nhã với đồng nghiệp, được anh em trong đơn vị quí mến. 4. Tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp: Luôn luôn giữ mối quan hệ đoàn kết, và có mối liên hệ chặt chẽ với các đồng nghiệp, cùng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ, trong công tác luôn đảm bảo tính trung thực, báo các đày đủ chính xác, kịp thời. II. Về chuyên môn nghiệp vụ 1. Khối lượng, chất lượng, hiệu quả công tác: Hàng năm luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công, là Trưởng trạm thường xuyên chủ động tham mưu và bám sát kế hoạch của ngành, để xây dựng chỉ tiêu kế hoạch các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia về y tế xã, trình UBND xã phê chuẩn gửi về trung tâm y tế huyện để chỉ đạo điều hành và báo cáo đầy đủ kịp thời với lãnh đạo đơn vị, đề xuất những nhiệm vụ chuyên môn, có phương hướng chỉ đạo điều hành các đồng chí trong trạm để cùng nhau giai quyết công việc có hiệu quả nhất, hoàn thành các mục tiêu y tế Quốc gia, xây dựng đơn vị trạm thành đơn vị trong sạch vững mạnh. 2. Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý và tinh thần phê bình và tự phê bình: Luôn có tinh thần học tập nâng cao trình độ về mọi mặt cả về chính trị và chuyên môn, tin học, ngoại ngữ. Luôn nêu cao vai trò trách nhiệm, có tinh thần xây dựng đơn vị ngày một đi lên trên mọi phương diện. Đoàn kết tốt với anh em đồng nghiệp., luôn nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình. Thực hiện tốt quy định về đạo đức nghề nghiệp.

III. Thành tích đã đạt được: ( Ghi từ giấy khen trở lên, số QĐ, ngày tháng năm, nội dung khen thưởng)

Nhận xét của Phó trạm y tế

Nhất trí với bản tự nhận xét đánh giá của đồng chí Dương Văn Thắng, luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hàng năm đồng chí đều hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Trần Thị Bích Ngọc

Người viết

Dương Văn Thắng

Thủ trưởng đơn vị

Tự Đánh Giá Bản Thân Sau Thời Gian Thử Việc Như Thế Nào?

Đối với những bạn sinh viên mới ra trường sẽ được thử việc trong một khoảng thời gian nhất định. Sau quá trình thử việc đó các ban lãnh đạo hay người quản lý của công ty sẽ có trách nhiệm giám sát và đánh giá tiến độ làm việc của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc thông qua những mẫu đơn cụ thể. Vậy bạn nên viết như thế nào để đảm bảo tính khách quan nhất.

Tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc chính là cách làm mà nhiều doanh nghiệp lớn ngày nay thường áp dụng với nhân sự mới. Điều đó giúp cho nhân viên có thể tự nhìn nhận lại quá trình làm việc của mình một cách chính xác, từ đó thu hẹp lại khoảng cáchgiữa kỳ vọng đã đặt ra ban đầu với thực tế công việc.

Tuy nhiên, đối với nhiều người việc tự đánh giá bản thân mình là một điều không hề dễ dàng, vì họ không biết làm thế nào để đưa ra những nhận xét về mình một cách trung thực nhất nhưng vẫn thể hiện được sự chuyên nghiệp và khả năng làm việc tích cực của mình. Nắm bắt tâm lý đó của nhiều người, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một số bí quyết viết bản tự đánh giá tốt nhất có thể.

1. Hãy tự hào vì những điều mà bạn đã cống hiến

Tự hào ở đây khác hoàn toàn với việc bạn quá phô trương những thành tích đáng khen trong quá trình làm việc mà bạn đã đạt được. Chắc chắn không nhà quản lý nào muốn đọc toàn những lời tự tăng bốc bản thân của một nhân viên thực tập rằng nhờ có sự tham dự của bạn mới đem lại thành công cho dự án như thế.

Hãy nhớ rằng bạn phải khiêm tốn trước khi đánh giá mình quá cao. Điều bạn cần làm đó chính là tự hào một cách đúng lúc, đúng công việc và đúng người. Ví dụ, đối với nhân viên mới thực tập giống bạn, bạn hoàn toàn có thể tự tin nhấn mạnh vai trò của mình trong công việc nhưng khi trình bày nội dung tự đánh giá bản thân với những người quản lý bạn hãy nói rằng sự tự hào luôn kèm theo yếu tố khiêm tốn.

2. Đảm bảo tính trung thực

Mọi người đều đánh giá cao những người trung thực, với vị trí là một nhân viên thực tập bạn không có quyền được dối trá trong công việc. Vì điều đó sẽ thể hiện bạn là một người hoàn toàn không đáng tin tưởng nếu được trao cho các dự án lớn khi vào làm chính thức. Nếu trong quá trình làm việc bạn đã không hoàn thành tốt một khâu nào đó, thì hãy trình bày rõ cho họ biết lý do vì sao bạn lại gây nên sai lầm không đáng có này sẽ tốt hơn là viện một lý do không thể chấp nhận được để bao che cho sự thiếu sót của bản thân.

3. Đánh giá về cơ hội phát triển của bản thân

Ngoài việc đảm bảo hai yếu tố là trung thực và khiêm tốn việc mà bạn cần làm tiếp theo đó chính là đánh giá về cơ hội phát triển nghề nghiệp mà bạn cảm nhận được trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Ví dụ môi trường làm việc có phù hợp với bạn hay không? Định hướng phát triển của công ty đặt ra cho bạn từ lúc ban đầu có đúng với sở trường và mong muốn của bạn hay không? Và điều quan trọng hơn hết đó là bạn có cảm nhận bản thân sẽ đồng hành cùng công ty trong suốt thời gian còn lại hay không?

Đây chính là cơ hội để bạn có thể trình bày nguyện vọng của mình với công ty một lần nữa, cũng như giúp nhà quản lý đánh giá về thái độ và tinh thần hợp tác làm việc của bạn với công ty một cách rõ ràng hơn. Ngoài những yếu tố đã kể trên, sau khi viết xong bản đánh giá của mình bạn nên xem xét lại liệu nó đảm bảo được những nội dung cần thiết hay tính chuyên nghiệp hay chưa.

Phân Biệt: Đánh Giá Chẩn Đoán, Đánh Giá Quá Trình Và Đánh Giá Tổng Kết Trong Lớp Học

Có 3 loại đánh giá tương ứng với đầu vào, quá trình học tập, đầu ra của quá trình dạy học. Đó là:

Diagnostic assessment: Đánh giá chẩn đoán/ đánh giá ban đầu.

Formative assessment: Đánh giá phát triển/ đánh giá hình thành/ đánh giá quá trình học tập của học sinh

Đánh giá chạy xuyên suốt từ đầu đến cuối khi có một cuộc đua.Nếu Đánh giá chẩn đoán bắt đầu từ vạch xuất phát, Đánh giá tổng kết khi kết thúc chặng đườngthì Đánh giá quá trình thường xuyên liên tục để cải thiện trong suốt cuộc đua.

Diagnostic assessment: Đánh giá chẩn đoán/ đánh giá ban đầu

Summative assessment: Đánh giá tổng kết

Mỗi loại đánh giá sẽ có mục đích đánh giá, phương pháp đánh giá, công cụ đánh giá và đưa ra các khuyến nghị khác nhau.

Theo B. Bloom, đánh giá chẩn đoán là một phần thiết yếu của việc giảng dạy có hiệu quả, đảm bảo chắc chắn cho việc truyền thụ kiến thức phù hợp với nhu cầu và trình độ của học sinh.

“Chẩn đoán” trong giáo dục bao gồm cả việc nhận biết các thế mạnh và các tài năng đặc biệt của học sinh (HS).

Mục đích của chẩn đoán là vạch ra một kế hoạch giảng dạy để có thể loại bỏ các chướng ngại gây cản trở việc học tập của HS đồng thời phát huy các điểm mạnh của HS, ngăn chặn trước sự buồn chán và tự mãn của các em học khá.

Đánh giá chẩn đoán là loại đánh giá được thực hiện trước khi một hoạt động bắt đầu, để kế hoạch thực hiện có hiệu quả hơn nên tiến hành dự toán, trắc định hoặc giám định cơ sở, điều kiện của đối tượng đánh giá.

Mục đích của nó là, nhằm tìm hiểu cơ sở và tình hình của đối tượng đánh giá, tìm hiểu tư liệu thiết kế để giải quyết vấn đề, tìm ra biện pháp giải quyết vấn đề, để dễ chỉ đạo.

Đánh giá chẩn đoán thể hiện sự ưu tiên đối với việc truyền thụ kiến thức.

Một là, nó có thể hướng đến xác nhận “sự sẵn sàng” của một HS để bắt đầu nhập học.

Hai là, đánh giá chẩn đoán có thể tập trung vào thái độ hoặc kỹ năng đã được nhận xét, phán định để làm điều kiện tiên quyết cho một khóa học hoặc một đơn vị bài học.

Formative assessment: Đánh giá phát triển/đánh giá hình thành/ đánh giá quá trình học tập của HS

Ba là, đánh giá chẩn đoán cũng để xem xét liệu HS đã thành thạo, nắm vững một số hay tất cả các mục tiêu, mục đích hay chưa để cho phép HS được chuyển tiếp lên một trình độ học vấn cao hơn.

Anthony J. Nitko, giáo sư người Mỹ đã từng sang Việt Nam tập huấn về đánh giá kết quả học tập của HS, quan niệm “formative assessment” là đánh giá phát triển/ đánh giá quá trình học tập của HS.

Theo ông, “đánh giá quá trình học tập của HS nghĩa là chúng ta đánh giá chất lượng thành tích của HS trong tiến trình học tập.

Chúng ta tiến hành những đánh giá HS để có thể hướng dẫn các bước học tập tiếp theo của chúng. Khi GV đặt câu hỏi trong lớp để xem HS có hiểu bài hay không, GV sẽ nhận được thông tin để đánh giá tình hình học tập của HS, sau đó có thể điều chỉnh bài giảng của mình nếu HS không hiểu.”

Summative assessment: Đánh giá tổng kết

Loại đánh giá này có thể kịp thời nhận được các tin tức phản hồi, kịp thời điều tiết kiểm soát nhằm thu gọn khoảng cách giữa quá trình dạy học và mục tiêu.

Đồng thời, thông qua đánh giá để nghiên cứu tiến trình giảng dạy, có thể kịp thời cải tiến phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò

Đánh giá tổng kết là phán đoán giá trị về thành quả cuối cùng của một hoạt động nào đó trong một giai đoạn thời kì, nó cũng coi mục tiêu giáo dục được dự đoán trước làm tiêu chuẩn cơ bản, đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của đối tượng đánh giá, tức là thành tựu hoặc thành tích cuối cùng.

Ưu điểm của loại đánh giá này là dễ tiến hành, cũng khá khách quan, mọi người dễ tin phục.

Nó vốn có tính chất kiểm nghiệm sự việc sau khi xảy ra, chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng, không cần hỏi đến việc kết quả này hình thành như thế nào.

Theo A.Nitko, “Đánh giá tổng kết KQHT của HS là đánh giá chất lượng và trị giá thành tích học tập của HS sau khi quá trình học tập đã kết thúc.”