Cập nhật nội dung chi tiết về Phong Tục Tặng Quà Của Người Việt Nam mới nhất trên website Phuntanbotthammynammodel.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đối với người Á Châu nói riêng và đặc biệt là người Việt Nam, tặng quà một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tặng quà không chỉ tỏ tình cảm, thể hiện sự quan tâm mà còn giúp mọi người gắn kết với nhau. Thế nên, lựa chọn món quà để tặng rất quan trọng, đặc biệt là trong những dịp như Tết đến xuân về, tân gia, sinh nhật, mừng thọ ông bà, đối tác hay các dịp kỉ niệm đặc biệt.Có những nghi thức chung dành cho tất cả mọi người ở các châu lục như: Tầm quan trọng của cái bắt tay, cách thưởng thức trà chiều – một phong trào rất nổi tiếng mà những người có đẳng cấp cần biết, hoặc nghi thức tặng quà… tất cả đều có những quy chuẩn riêng mà một người lịch sự cần biết. Đó là những ứng xử dựa trên nền tảng văn hóa, cho dù nghi thức thay đổi theo thời gian nhưng vẫn có những chuẩn riêng mà chúng ta bắt buộc phải biết tới.
Tặng quà nào phải chuyện phú quý sinh lễ nghĩa ngày nay vẽ ra mà có. Người xưa đã lấy việc tặng biếu làm trọng mà nâng lên thành hàng “lễ”.
Tặng quà đòi hỏi người tặng phải chọn lựa kỹ lưỡng để gửi trao cho phù hợp, đúng người, đúng tâm lý và sở thích. Người tặng cũng cần tìm hiểu xem đối tượng có mối thâm giao như thế nào, nhu cầu, sở thích gì để tặng đúng ý. Hiểu đúng, tặng đúng thì dù quà to hay nhỏ, người tặng cũng sẽ tạo được thiện cảm đối với người nhận.
So với các lễ nghi của người Trung Hoa xưa thì lễ lạt của người Việt có phần giản dị hơn. Nhưng tinh thần “ Trong dân xã theo tục đã quen, lệ kính biếu cũng chưa thể bỏ ngay được, nhưng tưởng nên dùng cách nào cho thanh lịch cốt để tỏ lòng kính trọng của làng là đủ. Tặng quà giản dị nhưng cốt phải tinh”.
Có nhiều người vẫn giữ được nét tinh như thế trong văn hóa tặng quà. Không tìm đến những món quà tặng hào nhoáng bên ngoài mà quan trọng đến cảm nhận và sở thích riêng của từng người nhận do đó giá trị món quà vì thế mà nhân rộng và được lưu giữ lâu dài. Việc tặng quà vì thế trở thành một niềm vui lan tỏa, mang ý nghĩa mà an tâm. tặng quà, tặng lúc nào, tặng cho ai mới cần sự khéo léo, mới cần sự tinh tế và sâu sắc của người tặng, để khi nhận được món quà trân quý, không hiểu nhầm ý tiêu cực mà họ vui vẻ thoải mái, mỉm cười an nhiên và quý trọng hơn mối quan hệ đang có. Được như thế thì hẳn tặng quà đã trở thành một nghệ thuật
Trong xã hội hiện đại, những nét phong tục tặng quà vẫn được lưu giữ và sáng tạo nhiều hơn. Những dịp đặc biệt tặng quà cho nhau:
Ngày cưới: việc tự tay chọn lựa quà đám cưới ý nghĩa cho người thân, gia đình, bạn bè thân thiết thay việc tặng phong bì lại giúp bạn thể hiện được thành ý và tình cảm chúc phúc cho tình yêu vĩnh cữu cho đôi uyên ương.
Mừng Thọ: Phong tục lễ Mừng Thọ không biết chính xác có từ bao giờ, nhưng đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác và tồn tại cho đến ngày nay, trở thành một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt. Trong gia đình, khi ông bà, cha mẹ được tròn tuổi thì con cháu thường làm bữa cơm mừng cho ông bà cha mẹ mình được hưởng tuổi trời nên lựa chọn những món quà đặc biệt nhất để giúp con cháu gửi lời chúc ” Trường Phúc- Trượng Thọ” đối với ông bà, cha mẹ.
Ngày sinh nhật: Tất cả mọi người đều có một ngày đặc biệt riêng của chính mình. Đó chính là ngày sinh nhật. Không phải chỉ riêng người Việt Nam, mà trên thế giới, mọi người luôn tặng quà cho nhau dù chỉ là một món quà nhỏ nhất.
Tân gia: Đối với người Á Đông, việc sở hữu một căn nhà mới, khang trang không chỉ giúp cải thiện cuộc sống gia đình mà còn là một quan niệm cho sự thành công, phát đạt. Một trong ba phong tục quan trọng nhất được người Á Đông quan tâm chính là Lễ Nhập Trạch (chuyển về nhà mới). Chính vì tầm quan trọng ấy mà các món quà tặng về nhà mới đến gia chủ nhân dịp tân gia cũng rất được chú trọng.
Đối tác: Để tăng cường các mối quan hệ, sự gắn kết trong những sự hợp tác, doanh nghiệp hay cá nhân thường chọn những dịp Lễ Tết đặc biệt để trao tặng nhau những món quà ý nghĩa và giá trị.
Phong tục tặng quà thể hiện nét đẹp trong văn hóa ứng xử cũng như những quan niệm trong phép đối nhân xử thế của người Việt Nam. Người Việt Nam coi trọng các mối quan hệ xã hội nên quà tặng được xem như một sợi dây gắn kết con người lại với nhau và giúp thể hiện tâm tư, tình cảm và sự trân trọng. Chỉ qua một món quà nhỏ mà ta có thể thấy ở trong đó một kho tàng những giá trị văn hóa sâu sắc và rất nhân văn của người Việt Nam.
The Silk Road – Chuyên Kinh Doanh Các Sản Phẩm Độc & Lạ
Địa chỉ showroom: Số 15 Phan Kế Bính, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Facebook: chúng tôi
Cách thức mua hàng: Quý khách có thể mua hàng trực tiếp tại showroom hoặc COD nội thành TP. HCM, chuyển khoản thanh toán với các Tỉnh/ Thành phố khác.
Phong Tục Tặng Quà Ngày Tết Của Người Việt
Theo đó, trước tết, những người đã là chủ gia đình mang quà tết cho bên nội, bên ngoại, quà cho thầy đồ, người đã dạy dỗ con họ biết chữ và làm người, quà cho người giúp đỡ cưu mang họ trong lúc khó khăn. Quà chủ yếu là các sản vật nông nghiệp, giá trị không lớn. Đó được xem là cách thế hiện sự quan tâm, biết ơn tới những người đã sinh thành, nuối dưỡng, giúp đỡ họ.
Cùng với đó vào những ngày giáp tết lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ thường đi thăm và tặng quà các gia đình chính sách, gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Món quà tại các tỉnh thành, vùng miền trên cả nước sẽ có sự khác nhau tùy theo ngân sách dành tặng tết cho nhân viên. Đây là sự nâng tầm của phong tục theo hướng nhân văn.
Không chỉ cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân cũng bằng nguồn lực của mình hoặc vận động các nhà hảo tâm tặng hộp quà tết cho người nghèo tại các địa phương hay người già, trẻ em tại các trung tâm…
Tặng quà tết đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam từ bao đời nay. Những hoạt động đó là biểu hiện sinh động của truyền thống “uống nước nhớ nguồn, lá lành đùm lá rách”. Nhờ vậy, mọi người, mọi nhà đều được bảo đảm có một cái Tết ấm áp, thấm đượm tình người.
Bạn chỉ cần gõ cụm từ ” quà tết 2019 ” chưa đầy 30 giây sau google sẽ trả về cho bạn hàng trăm nghìn kết quả khác nhau. Đó có thể là hình ảnh giỏ quà tết, là những buổi trao tặng quà… Song những gì bạn tìm thấy chỉ là hình ảnh nổi bật, là bề nổi được báo chí đưa tin. Và có thể giá trị của những không lớn nhưng trên tất cả đó là tình cảm “lá lành đùm lá rách” và nó càng có ý nghĩa hơn vì trong năm vừa qua, đất nước còn gặp nhiều khó khăn.
Phong Tục Tặng Quà Của Người Indonesia
Trong các cuộc gặp đầu tiên, tặng các món quà nhỏ là một cách tốt nhất biểu thị sự quan tâm và chân thành trong việc thiết lập các mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên, các món quà phải vừa phải, có thể là biểu tượng của đất nước hay chỉ là logo của đơn vị bạn, của tỉnh bạn. Quà không cần gói cũng được. Khi nhận quà, người nhận thường nói “Cám ơn” và đặt quà sang một bên và chỉ mở quà ra khi nào bạn đi khỏi. Vì vậy, khi được người Indonesia tặng quà, bạn không nên mở gói quà trước mặt họ.
Bạn có thể tặng những món quà nhân dịp trở về nhà, khi được mời đến nhà của người Indonesia, hay là cảm ơn một ai đó đã giúp đỡ bạn..
Hoa cũng là món quà phổ biến. Nhưng không được tặng số lượng hoa lẻ vì như thế là điềm không may mắn.
Người Indonesia gốc Trung Quốc rất thích được tặng thực phẩm, nhưng không phải vào lúc bạn được mời đến dự tiệc (trừ khi đã được đồng ý trước đó). Việc mang thức ăn đến sẽ có hàm ý là chủ nhà không có đủ thức ăn để thết đãi bạn. Thay vào đó, việc gửi tặng thức ăn sau đó được xem như là món quà cảm ơn. Kẹo hay lẵng trái cây là sự lựa chọn tốt nhất. Họ có thể từ chối nhận quà đến đến 3 lần rồi mới nhận vì họ sợ cho là tham lam.
Trong dịp Tết nguyên đán, người ta thường tặng tiền cho trẻ em và những người có quan hệ làm ăn buôn bán thường xuyên với họ và đựng trong bao đỏ lì xì. Các ông chủ thường lì xì cho nhân viên một khoản bằng một tháng lương.
Tránh tặng dao, kéo hay các đồ vật nhọn khác vì họ cho là dễ bị cắt đứt mối quan hệ.
Nên tránh tặng các vật thường được sử dụng trong tang lễ như những đôi dép bằng rơm, đồng hồ, khăn tay, quà tặng được gói bằng giấy màu trắng, đen hay màu xanh
Không được tặng rượu, nước hoa, thịt heo, những sản phẩm làm từ da lợn hay những đồ như: dao, chó đồ chơi, tranh hình con chó cho người theo đạo Hồi.
Đối với những người theo đạo Hindu thì không nên phục vụ những món làm từ thịt bò hay sản phẩm làm từ súc vật khác. Ngoài ra, cũng không nên tặng các đồ vật làm từ da.
Hãy liên hệ ngay với Air Asia khi bạn có nhu cầu đặt vé máy bay đi Indonesia !
Phong Tục Tặng Quà Đầu Năm Của Người Nhật Bản
Ở Nhật Bản việc tặng quà cho nhau là một nghi lễ
Người Nhật rất thích tặng quà, đây như là một thói quen, nghi lễ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của họ. Đối với họ việc tặng quà trong những dịp viếng thăm nhau được coi là hết sức bình thường. Đây là cách thể hiện sự yêu mến và kính trọng lẫn nhau để xác định các mối quan hệ xã hội.
Người Nhật tặng quà vào nhiều dịp trong năm. ở Nhật có khoảng 70 dịp tặng quà khác nhau mà phổ biến là các dịp lễ tết như Tết Dương lịch, Lễ Tạ ơn, Ngày của Cha, Mẹ (mới du nhập từ các nước phương Tây), Valentine, Giáng sinh, ngoài ra còn các dịp như đám cưới, có tin vui về việc sinh con, lễ nhập học, tốt nghiệp, thành niên, mừng nhà mới, thăm hỏi người ốm, tặng quà lưu niệm khi đi du lịch về…
Việc tặng quà ở Nhật mang tính chất hình thức hơn là nội dung. Ví dụ, mừng đám cưới thì phải dùng loại phong bì có chữ “kotobuki”, phúng viếng đám tang phải dùng phong bì có vạch đen in hình hoa sen, hay thăm người bệnh thì phong bì không trang trí hoa đỏ.
Nếu có dịp đi công tác sang Nhật Bản bạn nên mang theo nhiều món quà khác nhau để chủ động tặng cho đối tác.
Không nên tặng các món quà đắt tiền, vì đó có thể bị coi là hành động hối lộ, nhưng món quà mình tặng phải đượ bọc, gói đẹp, cẩn thận bằng giấy gói tặng phẩm. Việc đóng gói và nghi thức trao quà được coi là nghệ thuật văn hóa giao tiếp tinh tế và nhiều ý nghĩa. Cách gói quà cũng rất cầu kỳ, bên trong ba lơp, bên ngoài ba lớp và cuối cùng thắt một sợi dây lụa, dây giấy thật đẹp.
Người Nhật quan niệm rằng nút thứt vặn theo hình dây thừng gửi gắm linh hồn con người, bày tỏ tấm lòng của người tặng quà. Dịp chúc mừng họ sẽ thắt dây giấy màu đỏ trắng theo hình chiếc kéo để tượng trưng cho sự may mắn đang đến, dịp buồn thương thắt dây giấy màu trắng đen để bày tỏ niềm xót thương sâu sắc tới nỗi đau buồn và hi vọng sự đen đủi sẽ không đến nữa.
Nên đựng quà trong túi kín, không để cho đối tác nhìn thấy ngay từ lúc đầu gặp gỡ.
Tặng quà vào cuối buổi gặp gỡ, không tặng trước khi làm việc vì làm như vậy có thể đối tác sẽ hiểu bạn dùng quà để tác động tới công việc. Tuy nhiên, để tranh thủ thiện cảm của đối tác, sau khi kết thúc công việc, bạn nên nhanh tay tặng quà trước cho họ thì hay hơn là để họ tặng quà mình trước rồi mình mới tặng lại.
Nếu bạn muốn tặng quà riêng cho ai đó thì không nên tặng trong lúc có mặt người khác. Nếu bạn muốn tặng quà cho một nhóm người thì bạn phải đảm bảo có đủ quà cho tất cả những nguời có mặt. Nếu không đủ thì, một là không tặng nữa, hai là chỉ tặng cho một người có chức vụ cao nhất. Nguời Nhật rất phân biệt thứ bậc. Món quà có giá trị cao hơn phải được tặng cho người có chức vụ cao hơn.
Khi tặng quà bạn nên nói “có chút quà mọn tặng ông/bà làm kỷ niệm”, để ngụ ý quan hệ mới là quan trọng, còn quà chỉ là vật kỷ niệm. Khi tặng hay nhận quà bạn nên đưa và nhận bằng cả hai tay và hơi cúi người xuống để tỏ lòng kính trọng và cám ơn.
Cũng giống phong tục Việt Nam, khi được tặng quà người Nhật thường lịch sự nói đôi ba câu từ chối trước khi chấp nhận. Người Nhật cũng không mở quà ngay trước mặt người tặng.
Người nhật rất kị con số 4 và 9 vì số 4 đồng âm với từ “tử” và số 9 được coi là số không may mắn , có nghĩa là sự chịu đựng, sự đau khổ. Vì thế đừng bao giờ tặng quà cho người Nhật bộ có 4 hoặc 9.
Không nên tặng người Nhật chiếc lược chải tóc vì từ chiếc lược trong tiếng Nhật là “kushi”, “ku” là sự chịu đựng, sự đau khổ, “shi” đồng âm với từ “chết”, “kushi” là cộng cả hai điều bất hạnh này.
Những món quà có in hình con cáo, vì họ cho rằng con cáo tượng trưng cho tình tham lam, giảo hoạt.
Không nên tặng trà vì trà có ý nghĩa là người nhận không trong sạch
Không nên tặng đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ và vật có hình dáng như bình hay hủ, vì điều đó thể hiện sự mau vỡ, không bền.
Không nên tặng dao, kéo hay các vật sắc nhọn khác vì điều đó thể hiện sự chia cắt, không trọn vẹn, không hạnh phúc
Nếu người nhận quà không phải là người thân hay người yêu của mình thì không nên tặng cà vạt và dây đeo cổ vì người nhận sẽ nghĩ rằng mình muốn trói buộc họ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phong Tục Tặng Quà Của Người Việt Nam trên website Phuntanbotthammynammodel.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!